Ngày nay dưới sự phát triển của khoa học, con người ngày càng đạt được những tiến bộ trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học kỹ thuật cũng như về đời sống. Nhu cầu con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển nào cũng có mặt trái của nó, con người càng tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống thì đồng thời họ cũng thải ra môi trường nhiều loại rác thải khó phân hủy vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường nên môi trường sống của chúng ta ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Trong lĩnh vực nhà ở cũng vậy, áp lực dân số ngày càng tăng buộc con người phải quy hoạch lại quỹ đất dành cho việc xây nhà, vì thế nhiều khu chung cư, khu nhà ở, khu đô thị được mọc lên để giải quyết vấn đề đó. Khi đó chất thải từ quá trình sinh hoạt của các nơi đó như rác, nước thải sinh hoạt sẽ là một nguồn thải góp phần gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng. Trong đó nước thải sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều. Nước thải sinh hoạt trong quá trình sinh sống chứa rất nhiều thành phần khó phân hủy, sẽ gây ô nhiễm, đặc biệt là các kênh rạch nơi tiếp nhận tất cả các nguồn nước thải của con người trong đó có nước thải sinh hoạt.
I. Nguồn gốc của nước thải sinh họat Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,.. chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm hệ thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường được thoát bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn ở các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm. Thành phần nước thải sinh hoạt gồm hai loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi kết quả của làm vệ sinh sàn nhà
Đầu vào
Stt | Chất ô nhiễm | Nồng độ trung bình |
1 | PH | 6.8 |
2 | Chất rắn lơ lửng SS | 220 |
3 | Tổng chất rắn TS | 720 |
4 | COD | 500 |
5 | BOD | 250 |
6 | Amoni | 40 |
7 | Tổng P | 8 |
Đầu ra
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trịCột B |
1 | PH | – | 5 – 9 |
2 | Chất rắn lơ lửng SS | mg/l | 50 |
3 | Tổng chất rắn TS | mg/l | 100 |
4 | COD | mg/l | 10 |
5 | BOD | mg/l | 50 |
6 | Amoni | mg/lit | 10 |
7 | Tổng P | mg/lit | 6 |
8 | Coliform | Vi khuẩn/100ml | 5000 |
II. Khả năng gây ô nhiễm môi trường của nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ,vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như protein (40÷50%); hydratcarbon (40 ÷ 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo,và các chất béo (5 ÷10%) . Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao đông trong khoảng 150 ÷ 450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 ÷ 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ, bao gồm các chất hữu cơ dễ bị phân hủy và các chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất dễ phân hủy như cacbonhydrat, protein chủ yếu làm suy giảm lượng oxy hòa tan trong nước dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản và làm giảm chất lượng nước mặt. Các chất khó phân hủy gồm nhiều hợp chất hữu cơ tổng hợp. Hầu hết chúng có độc tính với sinh vật và con người. Chúng tồn tại lâu dài trong môi trường và cơ thể sinh vật gây độc tích lũy, ảnh hưởng nguy hại đến cuộc sống. Chất rắn lơ lửng hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong, rêu…Chất rắn có khả năng gây trở ngại cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh hoạt nếu chúng có nồng độ cao. Tiêu chuẩn của WHO đối với nước uống không chấp nhận tổng chất rắn tan (TDS) cao hơn 1200 mg/l.
Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng. Các chất rắn được tạo ra trong quá trình xói mòn, phong hóa địa chất hoặc do nước chảy tràn từ đồng ruộng. Ngoài ra các loại vi sinh vật gây bệnh hiện hữu trong nước thải đưa ra sông góp phần làm cho các bệnh, đặc biệt là các bệnh đường ruột (thương hàn, tả ,lỵ…) gia tăng do lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
- Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
- Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Incoming search terms:
- Tổng quan về nước thải sinh hoạt
- Công ty xử lý rác thải tỉnh Bắc Giang
- Ô nhiễm nước thải sinh hoạt
- Ứng dụng các công nghệ xử lí nước thải dệt nhuộm